Thị trường thép xây dựng nội địa điều chỉnh giá lần thứ 3 trong tháng 7

Ngày đăng: 19/07/2022 12:22 PM

    Ngày 14/7, các doanh nghiệp thép xây dựng trong nước đồng loạt thông báo giảm giá với mức giảm phổ biến là 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cây và giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn. Đây là đợt giảm giá lần thứ 3 trong tháng 7/2022, nâng tổng mức giảm trong tháng này của thép cuộn lên 550.000 đồng/tấn còn thép cây dân dụng là 350.000 đồng/tấn. Giá bán thép hiện nay đã quay về tương đương với giá bán thời điểm giữa tháng 12/2021.

    14-7-2022-1

    14-7-2

    Như vậy, thị trường thép xây dựng từ đầu năm 2022 cho tới này đã có 7 đợt tăng giá liên tục trong Quý 1 với tổng mức tăng của thép cuộn là 2,45 – 2,8 triệu đồng/tấn, thép cây dân dụng tăng từ 2,6 – 2,8 triệu đồng/tấn; và 11 đợt giảm giá kéo dài từ tháng 5 cho tới nay với tổng mức giảm của thép cuộn là 2,55-2,95 triệu đồng/tấn, thép cây dân dụng giảm từ 2,2 – 2,65 triệu đồng/tấn.

    4-7-3

    Giá chào phôi thép nội địa trong tuần này cũng giảm từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn, nâng tổng mức giảm giá trong nửa đầu tháng 7/2022 lên từ 550.000 – 600.000 đồng/tấn. Theo một số nhà thương mại, giá chào phôi trung tần hiện này phổ biến từ 12,5 – 12,6 triệu đồng/tấn, giá chào phôi lò cao từ 12,8 – 12,9 triệu đồng/tấn, đây là giá tại bên bán, chưa bao gồm phí vận chuyển và VAT. Do tiêu thụ của thị trường thép xây dựng chậm nên giao dịch trên thị trường phôi thép nội địa hiện cũng khá yếu.

    14-7-4

    Thị trường phế nội địa tiếp tục khan hàng ở một số khu vực và khó thu mua. Trong tuần này các nhà sản xuất thép tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng giá thu mua phế nội địa từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn. Việc giảm giá thép xây dựng không kéo theo việc giảm giá thép phế trong tuần này do khoảng cách chênh lệch giữa giá thép thành phẩm và thép phế nội địa vẫn ở mức cao. Giá phế loại 1 phía Bắc hiện quanh mức 9,7 triệu đồng/tấn, phía Nam từ 8,5 – 8,7 triệu đồng/tấn, giá chưa VAT.

    14-7-5

    Trong khi đó thị trường thép phế thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều tại một số khu vực. Giá thép phế xuất khẩu của Nhật duy trì diễn biến giảm; trong khi đó thị trường thép phế Thổ Nhĩ Kỳ sau thời gian tăng giá liên tục thì hiện tại giá đã chững lại, tuy nhiên giá chào phế tại thị trường này hiện nay vẫn tăng 11,2% so với giá đầu tháng 7/2022; còn giá xuất khẩu thép phế của Mỹ và Châu Âu vẫn đang diễn biến tăng, mức giá hiện tại tăng từ 11,5-14% so với đầu tháng 7/2022.14-7-6                                               Nguồn: Platts, giá thép phế Đông Á và Nhật Bản điều chỉnh theo tuần

    Rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu đang tăng lên

    Ngày 6/7/2022, Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva đã phát biểu rằng triển vọng kinh tế toàn cầu đã trở nên u ám đáng kể từ tháng 4/2022, rủi ro đang tăng lên và không loại trừ khả năng suy thoái toàn cầu vào năm tới. Theo IMF, các số liệu kinh tế gần đây cho thấy các nền kinh tế lớn, kể cả Trung Quốc và Nga đã suy giảm trong 2 quý. Năm 2022 sẽ là năm khó khăn, năm 2023 còn khó khăn hơn.  Các điều kiện tài chính thắt chặt lâu dài có thể làm phức tạp triển vọng kinh tế toàn cầu. Rủi ro về bất cập giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng đang tăng lên, các nước phải thận trọng khi kết hợp chính sách nhằm tránh tình trạng những hỗ trợ tài khóa lại cản trở những nỗ lực kiểm soát lạm phát của ngân hàng trung ương.

    Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu tiêu thụ thép. Theo dự báo của Bộ Công nghiệp, Khoa học và Tài nguyên Úc công bố tháng 6/2022, dự báo nhu cầu tiêu thụ thép thô toàn cầu năm 2022 sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% so với năm 2021, trong đó nhu cầu của Trung Quốc giảm 1,4% và khu vực Châu Âu giảm 1,9%.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline